Glucid trong cơ thể con người tồn tại ở 2 dạng là ngoại sinh và nội sinh. Glucid ngoại sinh là glucid từ thực phẩm có chứa tinh bột, đường, sau khi được phân giải ở dạ dày và ruột non dưới tác dụng của các enzyme như amylase, saccharase, lactase (beta-galactosidase), maltase và isomaltase) sẽ gồm các thành phần đường đơn là glucose, fructose, galactose.
Nguồn glucid nội sinh là glucose được tạo ra thông qua các phản ứng hóa sinh chuyển hóa từ thành phần acid amin hoặc glycerol xảy ra ở gan; hoặc từ nguồn glycogen dự trữ ở gan, cơ hoặc từ acid lactic theo chu trình Cori cho glucose.
Glucid là thành phần sinh năng lượng nhanh nhất so với protein và lipid, sau khi tinh bột được phân giải thành đường và hấp thu qua tế bào màng ruột đi vào máu dưới dạng đường đơn glucose, fructose, galactose, sau đó sẽ được vận chuyển đến gan và chuyển hóa thành glucose.
Nồng độ glucose trong máu khoảng 0.7 - 1.2 g/l và được vận chuyển, điều hòa liên tục dẫn đến các mô được sử dụng theo 5 con đường biến dưỡng chính:
1) Chu trình đường phân (hexose di-phosphate - HDP) và chu trình Krebs để sinh ra năng lượng cung ứng cho cơ thể (xảy ra tại tế bào chất và ty thể), cung cấp khoảng 60% năng lượng cho cơ thể. Một phân tử đường glucose tạo ra 38 ATP, mỗi ATP có giá trị năng lượng thực là 12 kcal. Các vitamin nhóm B là niacin, thiamin, riboflavin và một số chất khoáng như Mg, Fe, Cu, Zn... là thành phần quan trọng của hệ enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa sinh này.
Ngoài ra giai đoạn 3 của chu trình đường phân trong điều kiện yếm khí, pyruvat có thể bị oxy hóa khử tạo thành 2 ATP và acid lactic nhờ xúc tác của enzyme lactate dehydrogenase, đây là phản ứng xảy ra nhiều nhất ở mô cơ. Chu trình này xảy ra trong trường hợp sự cung cấp oxy bị hạn chế hoặc trong trường hợp cơ có sự vận động mạnh, hoặc những tế bào và mô có ít hoặc không có ty thể (hồng cầu, bạch cầu, vùng tủy của thận, thủy tinh thể, tinh hoàn...).
2) một phần glucose được chuyển hóa thành năng lượng dự trữ dưới dạng Glycogen, chiếm lượng cao nhất là ở gan khoảng từ 2,5 - 12% khối lượng lá gan, trong cơ bắp chứa từ 1 - 3% khối lượng cơ, lượng glycogen trong cơ chiếm khoảng 50% tổng hợp glycogen của cơ thể.
Glucose trong máu có nồng độ được duy trì ở mức 0.7 - 1.2g/l và được vận chuyển, điều hòa liên tục. Một số sản phẩm trung gian trong quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng có chức năng tạo cấu trúc tế bào như ribose của acid nucleic (ADN, ARN), nucleotit (theo chu trình pentose).
3) một số glycose dư thừa sẽ biến đổi để tạo ra chất béo tích tụ ở các mô hay bao quanh các cơ quan của cơ thể (mỡ nội tạng). Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất ở các mô và một phần ở gan.
4) Một lượng nhỏ đường glucose được biến đổi theo chu trình Pentose, trong sự tổng hợp các hợp chất khác trong cơ thể như là ribose, là nguyên liệu để tổng hợp nucleotides, polysaccharide phức tạp, chất khử độc là acid glucuronic.
5) một số phân tử đường bị phá vỡ được cung ứng carbon cho bộ xương, và có thể tổng hợp một số acid amin cho cơ thể.
Nồng độ glucose trong máu khoảng 0.7 - 1.2 g/l và được vận chuyển, điều hòa liên tục dẫn đến các mô được sử dụng theo 5 con đường biến dưỡng chính:
1) Chu trình đường phân (hexose di-phosphate - HDP) và chu trình Krebs để sinh ra năng lượng cung ứng cho cơ thể (xảy ra tại tế bào chất và ty thể), cung cấp khoảng 60% năng lượng cho cơ thể. Một phân tử đường glucose tạo ra 38 ATP, mỗi ATP có giá trị năng lượng thực là 12 kcal. Các vitamin nhóm B là niacin, thiamin, riboflavin và một số chất khoáng như Mg, Fe, Cu, Zn... là thành phần quan trọng của hệ enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa sinh này.
Ngoài ra giai đoạn 3 của chu trình đường phân trong điều kiện yếm khí, pyruvat có thể bị oxy hóa khử tạo thành 2 ATP và acid lactic nhờ xúc tác của enzyme lactate dehydrogenase, đây là phản ứng xảy ra nhiều nhất ở mô cơ. Chu trình này xảy ra trong trường hợp sự cung cấp oxy bị hạn chế hoặc trong trường hợp cơ có sự vận động mạnh, hoặc những tế bào và mô có ít hoặc không có ty thể (hồng cầu, bạch cầu, vùng tủy của thận, thủy tinh thể, tinh hoàn...).
2) một phần glucose được chuyển hóa thành năng lượng dự trữ dưới dạng Glycogen, chiếm lượng cao nhất là ở gan khoảng từ 2,5 - 12% khối lượng lá gan, trong cơ bắp chứa từ 1 - 3% khối lượng cơ, lượng glycogen trong cơ chiếm khoảng 50% tổng hợp glycogen của cơ thể.
Glucose trong máu có nồng độ được duy trì ở mức 0.7 - 1.2g/l và được vận chuyển, điều hòa liên tục. Một số sản phẩm trung gian trong quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng có chức năng tạo cấu trúc tế bào như ribose của acid nucleic (ADN, ARN), nucleotit (theo chu trình pentose).
3) một số glycose dư thừa sẽ biến đổi để tạo ra chất béo tích tụ ở các mô hay bao quanh các cơ quan của cơ thể (mỡ nội tạng). Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất ở các mô và một phần ở gan.
4) Một lượng nhỏ đường glucose được biến đổi theo chu trình Pentose, trong sự tổng hợp các hợp chất khác trong cơ thể như là ribose, là nguyên liệu để tổng hợp nucleotides, polysaccharide phức tạp, chất khử độc là acid glucuronic.
5) một số phân tử đường bị phá vỡ được cung ứng carbon cho bộ xương, và có thể tổng hợp một số acid amin cho cơ thể.
0 nhận xét:
Post a Comment