Chu trình Krebs, bên cạnh chu trình đường phân và chuỗi hô hấp điện tử là một trong những chu trình căn bản nhất bao gồm các phản ứng hóa sinh chuyển hóa ở tế bào sống vi sinh vật, thực vật cũng như động vật. Chu trình này giúp chuyển hóa cơ chất thành năng lượng, cung cấp tiền chất để sinh tổng hợp nhiều hợp chất và thành phần quan trọng của cơ thể.
(đường phân: glucose => 2pyruvate + 2NADH +2ATP)
Tóm tắt chu trình TCA:
(đường phân: glucose => 2pyruvate + 2NADH +2ATP)
Tóm tắt chu trình TCA:
Bước 1: Tạo Citrate
- Enzyme: Citrate synthase
- Oxaloacetate (C4) cộng với Acetyl CoA (C2) và H2O tạo thành Citrate (C6) và giải phóng CoA-SH
Bước 2: Tạo Iso-citrate
- Phản ứng xảy ra qua 2 bước: tạo Cis-aconitate và chuyển thành Iso-citrate
– Cả hai phản ứng đều sử dụng enzyme là Aconitase
– Đây là 2 phản ứng liên tiếp, tách nước rồi lại hợp nước, để đồng phân hóa Citrate thành Iso-citrate
– Hai phản ứng đều thuận nghịch
Bước 3: Tạo alpha-Ketoglutarate
- Phản ứng xảy ra qua 2 bước: tách H2 tạo Oxalosuccinate và tách CO2 tạo chuyển thành alpha-Ketoglutarate
– Phản ứng 3a: sử dụng enzyme Isocitrate dehydrogenase. Chất vận chuyển H2 là NAD+ tạo ra NADHH+
– Phản ứng 3b: đây là một phản ứng tự phát, không cần xúc tác. Oxalosuccinate tách loại một phân tử CO2 tạo thành alpha-Ketoglutarate (C5)
– Hai phản ứng đều thuận nghịch
Bước 4: Tạo Succinyl CoA
– Enzyme: alpha-Ketoglutarate dehydrogenase
– Có sự tham gia của CoA-SH và tách loại 1 phân tử CO2, 1 phân tử H2 để tạo ra Succinyl CoA (C4). Chất vận chuyển H2 là NAD+ tạo ra NADHH+
Bước 5: Tạo Succinate
- Enzyme: Thiokinase (Succinate thiokinase)
– Thủy phân liên kết thioester tạo ra nhiều năng lượng và được dùng để tạo liên kết ATP hoặc GTP. Hai phân tử tham gia quá trình này là ADP (GDP) và Pi. Quá trình này giải phóng ra CoA-SH
Bước 6: Tạo Fumarate
– Enzyme: Succinate dehydrogenase
- Tách loại 1 phân tử H2, chất vận chuyển H2 là FAD tạo ra FADH2
Bước 7: Tạo Malate
- Enzyme: Fumarase
– Hydrade hóa Fumarate để tạo thành Malate
Bước 8: Tạo Oxaloacetate
- Enzyme: Malate dehydrogenase
– Tách loại 1 phân tử H2, chất vận chuyển H2 là NAD+ tạo ra NADHH+
Tổng kết:
- Sau 1 chu trình TCA, có 2 phân tử CO2 và 4 phân tử H2 bị tách loại:
+ CO2 bị tách loại ở bước 3 và 4
+ H2 bị tách loại ở bước 3, 4, 6 và 8
- Năng lượng ATP được giải phóng trong 1 chu trình là 12 ATP, bao gồm:
+ 3 NADHH+ (ở các bước 3, 4 và 8) đi vào chuỗi vận chuyển điện tử tạo thành 9 phân tử ATP
+ 1 FADH2 (ở bước 6) đi vào chuỗi vận chuyển điện tử tạo thành 2 phân tử ATP
+ 1 phân tử ATP được tổng hợp ở bước 5
- Đã sử dụng 2 phân tử H2O (bước 1 và 7)
Ý nghĩa của
quá trình đường phân và chu trình Krebs
1/ Là các
đường hướng phân giải tạo ra các sản phẩm trung gian để tạo thành các cơ chất
khác nhau cần cho sự sống. 2/ Tạo các coenzyme khử và ATP.
Việc tạo ra năng lượng, sử dụng năng lượng và coenzyme khử qua quá trình đường phân (glycolyis) và chu trình Krebs được tóm tắt như sau:
Glucose→glucose
6-phosphate -1
ATP
Fructose
6-phosphate → fructose 1,6-bisphosphate -1
ATP
2
Glyceraldehyde 3-phosphate → 2 1,3-bisphosphoglycerate 2 NADH
2
1,3-Bisphosphoglycerate → 2
3-phosphoglycerate 2
ATP
2
Phosphoenolpyruvate → 2 pyruvate 2 ATP
2 Pyruvate →
2acety-CoA 2
NADH
2 Isocitrate
→ 2 α-ketoglutarate 2
NADH
2
α-Ketoglutarate → 2 succinyl-CoA 2
NADH
2
Succinyl-CoA → 2 succinate 2 ATP
(hoặc 2 GTP)
2 Succinate
→ 2 fumarate 2
FADH2
2 Malate → 2 oxaloacetate 2
NADH
nguồn: http://gchudu.blogspot.com/2012/05/chu-trinh-krebs.html
0 nhận xét:
Post a Comment